Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, nông hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện trên niêm mạc miệng, gây ra cảm giác đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt. Nhiều người thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nhiệt miệng dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này, Lactomason sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 nguyên nhân bị nhiệt bị thường xuyên và những cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Thế nào là nhiệt miệng?

Nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous ulcer là những vết loét nhỏ, nông hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện trên niêm mạc miệng. Vết loét thường có màu trắng hoặc trắng sữa, gây ra cảm giác đau rát và khó chịu, đặc biệt khi ăn uống.

Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện trên niêm mạc miệng
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện trên niêm mạc miệng

Mức độ nghiêm trọng của nhiệt miệng có thể khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp nhẹ chỉ gây ra cảm giác khó chịu nhẹ, trong khi những trường hợp nặng hơn có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, thậm chí dẫn đến sốt, nổi hạch hoặc rối loạn tiêu hóa.

Nhiệt miệng có gây nguy hiểm không?

Thường xuyên nhiệt miệng không phải là một bệnh lý nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà, bệnh thường tự khỏi sau vài ngày đến 2 tuần. Cách chữa trị tại nhà bao gồm vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để sát trùng ổ loét và bổ sung men vi sinh từ sữa chua để loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ quá trình lành vết loét. Mặc dù nhiệt miệng thông thường chỉ là sự viêm nhiễm nhẹ và có thể tự khỏi, nhưng nếu có dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư miệng.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên?

Nhiệt miệng khiến nhiều người khổ sở bởi những vết loét khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống. Tuy nhiên, vì sao thường xuyên bị nhiệt miệng vẫn còn là ẩn số với nhiều người. Dưới đây là 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên mà bạn nên biết:

Thường xuyên ăn đồ cay, nóng

Đồ ăn cay nóng tưởng chừng như vô hại nhưng lại là kẻ thù số một của niêm mạc miệng. Tính cay nóng của ớt, tiêu, gừng… dễ gây bỏng rát, kích ứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và hình thành vết loét. Việc tiếp tục ăn những món ăn này khi đang bị nhiệt miệng càng khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Chăm sóc răng miệng sai cách

Kem đánh răng có chất tẩy rửa mạnh lại là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Kem đánh răng có chất tẩy rửa mạnh lại là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Nhiều người lầm tưởng rằng càng sạch càng tốt khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, việc sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate, chất tẩy rửa mạnh lại là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Bên cạnh đó, thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải cứng cũng vô tình làm tổn thương niêm mạc miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn hoành hành.

Cơ thể thiếu vitamin

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường đề kháng. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2, B3, B12 và C, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra nhiệt miệng.

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân bị nhiệt miệng

Phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt

Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ hoặc mãn kinh. Điều này có thể dẫn đến nóng trong người, tạo điều kiện cho nhiệt miệng xuất hiện.

Do các bệnh lý răng miệng khác

Một số bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, hay viêm nha chu… cũng là một tiềm ẩn có nguy cơ cao gây nhiệt miệng. Khi không được điều trị kịp thời, vi khuẩn từ các bệnh lý này có thể lây lan sang niêm mạc miệng, dẫn đến hình thành vết loét.

Ngoài ra, căng thẳng, stress, thiếu ngủ, mắc các bệnh về đường tiêu hóa… cũng có thể góp phần “tiếp tay” cho nhiệt miệng.

Cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đừng lo lắng, hãy chiến đấu với nhiệt miệng bằng những cách sau:

Thay đổi khẩu phần ăn:

  • Hạn chế tối đa thức ăn cay nóng, ưu tiên thực phẩm mát, thanh như rau xanh, trái cây tươi.
  • Bổ sung vitamin B1, B2, B6, C và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.

>> Xem thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn gì mau khỏi và không nên ăn gì?

Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng:

  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) để sát khuẩn.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ nướu.
  • Vệ sinh và súc miệng thật kỹ sau mỗi bữa ăn.

Duy trì lối sống khoa học:

Uống nước lọc với một lượng đủ mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể
Thói quen sinh hoạt theo lối sống lành mạnh
  • Uống nhiều nước và nước ép từ trái cây rau, củ, quả để thanh lọc cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc, tránh tình trạng mất ngủ và căng thẳng.
  • Tập thể dục và chơi các môn thể thao để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

>> Xem thêm: Người bị bệnh nhiệt miệng nên uống nước gì để giải nhiệt?

Đến gặp bác sĩ:

  • Nếu nhiệt miệng không thuyên giảm sau 2 tuần hoặc có dấu hiệu lan rộng.
  • Vết loét gây đau đớn dữ dội, khó khăn trong việc ăn uống.
  • Xuất hiện sốt cao, sưng hạch bạch huyết.
  • Có các thay đổi bất thường trên niêm mạc miệng như sưng tấy, đổi màu, chảy máu.
  • Nhiệt miệng tái phát nhiều lần dù đã điều trị và phòng ngừa đúng cách.

Một số bài thuốc hay trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả cho người thường xuyên bị nhiệt miệng:

Uống nước rau diếp cá:

Uống nước rau diếp cá:
Uống nước rau diếp cá để thanh lọc cơ thể
  • Rau diếp cá từ lâu đã được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, rất tốt cho việc điều trị nhiệt miệng.
  1. Rửa sạch 100g rau diếp cá.
  2. Xay nhuyễn rau diếp cá đã rửa sạch và lọc lấy nước.
  3. Uống trực tiếp nước rau diếp cá 2-3 lần mỗi ngày.

Bôi hỗn hợp rau ngót:

  • Rau ngót cũng là vũ khí lợi hại trong việc chống lại nhiệt miệng nhờ tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, sát khuẩn.
  1. Rửa sạch 100g rau ngót.
  2. Giã nhuyễn rau ngót và lọc lấy nước cốt.
  3. Trộn nước cốt rau ngót với một ít mật ong.
  4. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp lên vết loét, ngậm trong 5-10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

Một số bài thuốc dân gian khác:

  • Sắc lá cây xuyên tâm liên lấy nước đặc để súc miệng và ngậm, thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.
  • Đun 20g hoàng liên với 100ml nước và ngậm 3-4 lần mỗi ngày.
  • Sắc 50g mật ong và 15g đại thanh diệp, lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

>> Xem thêm: 11 mẹo trị nhiệt miệng nhanh nhất trong 1 ngày tại nhà

Phương pháp phòng tránh

  • Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau để miễn nhiễm trước nhiệt miệng:
  • Vệ sinh răng miệng kỹ: Chải răng 2 lần/ngày, dùng bàn chải mềm, nước súc miệng.
  • Bổ sung dưỡng chất: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều muối, cứng.
  • Hạn chế chất kích thích: Tránh rượu bia, cà phê, thuốc lá, thay vào đó hãy uống nhiều nước và các loại trà thảo mộc.
  • Duy trì lối sống khoa học: Ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, giảm stress.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Duy trì việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin bổ ích về nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên và cách điều trị bị nhiệt miệng mà bạn có thể áp dụng thực hiện tại nhà. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “thường xuyên bị nhiệt miệng là bệnh gì”. Hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, và đặc biệt hạn chế các thói quen có thể gây nhiệt miệng. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng nhiệt miệng.