Nhiệt miệng (hay lở miệng) là tình trạng các vết loét đỏ xuất hiện trong khoang miệng, gây ra tình trạng đau rát. Tuy không nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất đi sự ngon miệng. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì để mau lành? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Lactomason để nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhé!

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi là một trong những thắc mắc nhận được người bệnh vô cùng quan tâm. Thực tế, tình trạng này xảy ra do cơ thể bị nóng trong, chức năng gan bị suy giảm hoặc hệ miễn dịch yếu. Vì thế, chế độ ăn uống cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin. Dưới đây là một số thực đơn mà những người bị lở miệng có thể sử dụng để vết loét mau lành.

Thức ăn mềm, ít gia vị

Do vết loét sẽ gây ra cảm giác đau rát khi ăn, vì thế người bệnh nên ưu tiên những thức ăn mềm, ít gia vị để tránh bị kích ứng. Cháo, canh, súp, cá hấp, trứng luộc,… sẽ là những lựa chọn tốt nhất.

Ăn sữa chua

Nhiễm khuẩn H.pylori là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị nhiệt miệng. Do đó để giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên tích cực sử dụng các sản phẩm được làm bằng sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể.

>> Xem thêm: Người bị bệnh nhiệt miệng nên uống nước gì để giải nhiệt?

Trà xanh hoặc trà đen

Bị nhiệt miệng nên ăn gì? Có nên sử dụng trà xanh hay trà đen không? Thực tế, trà xanh/trà đen có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn và giảm đau vô cùng hiệu quả. Người bệnh có thể pha loãng tra và sử dụng trong ngày để giúp vết loét mau lành.

Thực phẩm giàu vitamin C

thuc-pham-giau-vitamin-c
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho người bị nhiệt miệng

Vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo tế bào. Nếu như bạn thắc mắc nhiệt miệng nên ăn gì thì có thể bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin C dồi dào như cam quýt, kiwi, dâu tây, bông cải xanh,…

Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B có tác dụng trong việc giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng. Để hỗ trợ những bệnh nhiệt miệng mau chóng bình phục thi bạn có thể thêm thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu vào thực đơn hàng ngày của mình.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm được biết đến với khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương, đồng thời cải thiện hệ dịch. Đối với những bạn đang đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Bị nhiệt miệng nên ăn gì?”, hãy sử dụng các thực phẩm như hàu, thịt bò, các loại hạt,… để cung cấp kẽm cho cơ thể.

Cách chế biến món ăn cho người bị nhiệt miệng

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bình phục các vết loét trong miệng. Vì vậy mà người bệnh cần phải lựa chọn thực phẩm một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chế biến một vài món ăn bổ dưỡng dành riêng cho những người bị nhiệt miệng.

Canh rau ngót nấu mọc

Rau bồ ngót là một loại thực phẩm có hiệu quả trong việc thanh lọc, giải độc. Với nguồn chất xơ dồi dào, sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp cơ thể người bệnh giải nhiệt nhanh chóng, từ đó hỗ trợ vết lở mau lành.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đun nước sôi và cho mọc vào nấu chín.
  • Bước 2: Thêm rau ngót đã rửa sạch cho vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó tắt bếp và thưởng thức.

Canh khổ qua nhồi thịt

canh-kho-qua-nhoi-thit
Hướng dẫn người bệnh nhiệt miệng cách nấu canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt sẽ là món ăn lý tưởng dành cho những bạn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Bị nhiệt miệng nên ăn gì?”. Mặc dù là thực phẩm có vị đắng nhưng khổ qua chứa một lượng vitamin A vô cùng dồi dào. Không những vậy còn có chức năng giải độc, giúp cơ thể cảm thấy thanh mát.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đem thịt nạc xay dựng với mộc nhĩ, bún tài và chả cả để làm phần nhân.
  • Bước 2: Cắt ngang hoặc dọc trái khổ qua, lấy bỏ phần ruột và rửa sạch.
  • Bước 3: Nhồi phần thịt đã chuẩn bị trước đó vào bên trong trái khổ qua, sau đó đem đi nấu canh.
  • Bước 4: Hầm chín khổ qua để hạn chế vị đắng và nêm gia vi vừa ăn là có thể thưởng thức.

Cháo cá lóc

Bị nhiệt miệng nên ăn cháo gì? Cháo cá lóc sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những người bị nhiệt miệng. Với tính mát, món ăn này sẽ giúp bạn giải nhiệt nhanh chóng, hỗ trợ vết loét mau lành.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Vo gạo và cho nhiều nước đem đi nấu cháo.
  • Bước 2: Phi lê cá lóc và cho lên bến xào săn lại, nêm gia vị vừa ăn.
  • Bước 3: Múc cháo và cá lóc ra và thưởng thức.

Nhiệt miệng không nên ăn gì?

nhiet-mieng-khong-nen-an-gi
Một số món ăn mà người nhiệt miệng tuyệt đối không nên ăn

Bên cạnh thắc mắc “Bị nhiệt miệng nên ăn gì?” thì câu hỏi “Nhiệt miệng không nên ăn gì?” cùng nhận được sự quan tâm không kém của người bệnh. Dưới đây là một món ăn mà bạn nên hạn chế để tránh khiến vết loét ngày càng nặng hơn:

  • Thức ăn cay nóng, chiêm xào chứa nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn cứng, dai.
  • Những loại thực phẩm chua có chứa nhiều axit.
  • Rượu, bia, nước ngọt và các thực phẩm có chứa chất gây nghiện.
  • Thuốc lá.

>> Xem thêm: 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên mà bạn cần biết để phòng tránh

Một số lưu ý khác

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học như đã đề cập bên trên thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để mau chóng hết bệnh.

mot-so-luu-y-khac
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng mà người bệnh cần ghi nhớ

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày để giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt, giảm cảm giác khô rát và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Nếu bạn thắc mắc “Bị nhiệt miệng nên ăn gì?” thì đây sẽ là thức uống không thể thiếu trong những ngày bị loét miệng.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ các vi khuẩn gây ra tình trạng nhiệt miệng. Đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa các vết loét phát triển, giúp bạn mau chóng hết bệnh.

Tránh căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể dẫn suy yếu. Điều này thúc đẩy vi khuẩn H.pylori phát triển mạnh mẽ và gây ra các vết loét đỏ. Do đó, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, luyện tập thể để giữ cho tinh thần luôn cảm thấy thoải mái.

Sử dụng các loại thuốc bôi hoặc dung dịch súc miệng theo chỉ định của bác sĩ

Khi bị loét miệng, người dùng có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc dung dịch súc miệng để giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

>> Xem thêm: 11 mẹo trị nhiệt miệng nhanh nhất trong 1 ngày tại nhà

Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Bị nhiệt miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?” dành cho người bệnh tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn có được một thực đơn ăn uống lành mạnh. Thông qua đó, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể, giúp các vết loét mau chóng bình phục.