Probiotics – lợi ích quan trọng cho nuôi trồng thuỷ sản
13-09-2022
Chế phẩm Probiotics một trong những dạng chế phẩm sinh học phổ biến nhất. Các nghiên cứu về Probiotic đã được chỉ ra và chứng minh là có tác dụng đến khả năng cải thiện chức năng miễn dịch, khả năng kháng bệnh và các chỉ số hoạt động khác của động vật thủy sản. Chúng bao gồm các chủng vi khuẩn axit lactic khác nhau như Lactobacillus, Lactococcus, Carnobacterium, Pediococcus, Enterococcus và Streptococcus.
Các vi khuẩn này có thể được bổ sung qua khẩu phần ăn nhằm thiết lập cơ chế chống lại tác nhân gây hại hữu hiệu bằng cách cạnh tranh môi trường sống và dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, việc tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp cải thiện quá trình tiêu hóa nguồn dinh dưỡng và năng lượng của các loài thủy sản. Đặc biệt nhiều loài vi sinh vật có lợi hoạt động kháng khuẩn bằng cách tạo ra một số protein (một dạng kháng sinh tự nhiên) có khả năng chống lại một số vi khuẩn gram âm, gram dương, virus gây bệnh.
Hiện nay nhiều môi trường nuôi trồng thuỷ sản tích lũy một lượng lớn các chất hữu cơ, gây nên tình trạng thiếu ôxy, sản sinh các chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, tồn tại của tôm, cá. Bên cạnh đó, sự có mặt của thành phần chất hữu cơ độc hại góp phần chính vào việc thay đổi môi trường vi sinh của đất, nước và đáy ao hồ, bao gồm cả sự gia tăng lượng vi sinh vật gây bệnh.
Sự có mặt của probiotics giúp cải tạo chất lượng môi trường nuôi trồng thuỷ - hải sản, gia tăng nguồn dinh dưỡng, tỷ lệ sống cũng như năng suất nuôi trồng. Tác dụng tăng năng suất và chất lượng cá, tôm nhờ vào cơ chế cải thiện hệ vi sinh đường ruột , tăng hấp thu thức ăn của cá, tôm: mà tác dụng này ít được thể hiện ở các loại vi sinh đưa vào cơ thể chúng qua con đường thức ăn.
Probiotics được biết đến với vai trò to lớn trong việc điều khiển sự phát triển ổn định của tảo phù du vì sản phẩm hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi này là CO2 và các muối dinh dưỡng; đồng thời gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy giúp ổn định hàm lượng oxy hòa tan (DO), ổn định pH nước trong suốt vụ nuôi trồng.
Ưu điểm vượt trội của sử dụng probiotic là sẽ giúp người nuôi ngăn ngừa việc sử dụng đến kháng sinh cũng như dùng hóa chất suốt chu kỳ nuôi, trong khi vấn đề dư lượng kháng sinh và tồn trữ hoá chất là vô cùng nhức nhối và nguy hại.
Các vi khuẩn này có thể được bổ sung qua khẩu phần ăn nhằm thiết lập cơ chế chống lại tác nhân gây hại hữu hiệu bằng cách cạnh tranh môi trường sống và dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, việc tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp cải thiện quá trình tiêu hóa nguồn dinh dưỡng và năng lượng của các loài thủy sản. Đặc biệt nhiều loài vi sinh vật có lợi hoạt động kháng khuẩn bằng cách tạo ra một số protein (một dạng kháng sinh tự nhiên) có khả năng chống lại một số vi khuẩn gram âm, gram dương, virus gây bệnh.
Hiện nay nhiều môi trường nuôi trồng thuỷ sản tích lũy một lượng lớn các chất hữu cơ, gây nên tình trạng thiếu ôxy, sản sinh các chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, tồn tại của tôm, cá. Bên cạnh đó, sự có mặt của thành phần chất hữu cơ độc hại góp phần chính vào việc thay đổi môi trường vi sinh của đất, nước và đáy ao hồ, bao gồm cả sự gia tăng lượng vi sinh vật gây bệnh.
Sự có mặt của probiotics giúp cải tạo chất lượng môi trường nuôi trồng thuỷ - hải sản, gia tăng nguồn dinh dưỡng, tỷ lệ sống cũng như năng suất nuôi trồng. Tác dụng tăng năng suất và chất lượng cá, tôm nhờ vào cơ chế cải thiện hệ vi sinh đường ruột , tăng hấp thu thức ăn của cá, tôm: mà tác dụng này ít được thể hiện ở các loại vi sinh đưa vào cơ thể chúng qua con đường thức ăn.
Probiotics được biết đến với vai trò to lớn trong việc điều khiển sự phát triển ổn định của tảo phù du vì sản phẩm hoạt động phân hủy của các vi khuẩn có lợi này là CO2 và các muối dinh dưỡng; đồng thời gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy giúp ổn định hàm lượng oxy hòa tan (DO), ổn định pH nước trong suốt vụ nuôi trồng.
Ưu điểm vượt trội của sử dụng probiotic là sẽ giúp người nuôi ngăn ngừa việc sử dụng đến kháng sinh cũng như dùng hóa chất suốt chu kỳ nuôi, trong khi vấn đề dư lượng kháng sinh và tồn trữ hoá chất là vô cùng nhức nhối và nguy hại.